Đất DDT là gì? Quy định mới nhất về đất di tích lịch sử văn hóa

Đất DTT là gì

Việt Nam được biết đến là một quốc gia với vô vàn di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng. Đã bao giờ bạn nghĩ những công trình này do đơn vị nào quản lý? Được xây dựng trên nhóm đất nào? Nông nghiệp, phi nông nghiệp hay đất chưa được sử dụng? Để giải quyết những thắc mắc trên, hãy cùng Bất động sản Đà Lạt – Nhà đất Đà Lạt XYZ tìm hiểu khái niệm đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT là gì và cơ quan trực tiếp quản lý nhóm đất này.

Đất DDT là gì
Đất DDT là gì

Khái niệm Đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT là gì?

Đất có di tích, danh thắng là đất có các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam, thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ; kể cả diện tích mặt nước, vườn cây gắn liền với công trình di tích lịch sử – văn hóa và diện tích làm nơi bán vé, nhà hàng, nhà bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch nằm trong khu di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

Đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT không bao gồm đất các di tích lịch sử văn hóa đang sử dụng vào mục đích đất ở; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, rừng đặc dụng và các loại đất phi nông nghiệp khác.

Khái niệm đất có di tích văn hóa lịch sử

Giải đáp thắc mắc thường gặp về đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT

Nếu bạn đang có những thắc mắc về đất có di tích lịch sử – văn hóa, những thông tin dưới đây được chúng tôi tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm đất này.

1. Đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT có phải đóng thuế đất không?

Trước tiên, về việc đóng thuế đất đối với đất có di tích lịch sử văn hóa DDT. Theo đó, đất DDT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, sử dụng với mục đích công cộng. Vì vậy, đây là nhóm đất không phải đóng thuế, được quy định tại Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC.

Giải đáp thắc mắc về đất DDT

2. Kinh doanh trên đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT không?

Vậy, người dân có được kinh doanh, làm nông nghiệp trên đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT không? Theo thông tin tổng hợp, người dân được phép kinh doanh trên đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT nếu được sự cho phép của cơ quan quản lý di tích; được phép kinh doanh nhà hàng, nhà bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch thuộc khuôn viên khu di tích lịch sử – văn hoá.

Điều quan trọng, khu di tích lịch sử – văn hóa này phải được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ.

3. Có được chuyển đổi mục đích sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT không?

Về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT phải có sự bàn bạc, xem xét của Nhà nước, cơ quan quản lý di tích lịch sử – văn hóa. Nếu tự ý chuyển đổi hoặc sử dụng đất DDT trái quy định, người sử dụng đất sẽ phải chịu những hình phạt theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, dỡ bỏ công trình và trả lại nguyên hiện trạng ban đầu.

Do đó, nếu có dự tính chuyển đổi đất phải thông qua các cơ quan, ban ngành từ trước để được kiểm tra, xem xét và xét duyệt chuyển đổi.

Những quy định mới nhất về cơ quan/đơn vị quản lý đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT?

Liên quan đến cơ quan/đơn vị quản lý đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT, có những quy định mới được cập nhật như sau:

  • Đối với đất danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, được pháp luật quy định và cấp phép về di sản văn hóa, quyền sử dụng đất do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính.
  • Đối với đất không thuộc quy định tại điểm trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích.
  • Trong trường hợp đất bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Những quy định mới nhất về đất DDT

Tóm lại đất DDT là gì?

Đất DDT có di tích, danh thắng là đất có các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam, thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ; kể cả diện tích mặt nước, vườn cây gắn liền với công trình di tích lịch sử – văn hóa và diện tích làm nơi bán vé, nhà hàng, nhà bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ tham quan du lịch nằm trong khu di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh. Người dân được phép kinh doanh trên đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT nếu được sự cho phép của cơ quan quản lý di tích.

Đất DTT được phép kinh doanh nhưng không được xây dựng nhà ở Đà Lạt, chính vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi mua đất gần DDT, hãy liên hệ với Nhà đất Đà Lạt XYZ để nhận thông tin chính xác nhất.

  • Trụ Sở: 15B Thông Thiên Học, Phường 2, TP. Đà Lạt
  • Hotline: 02633 919 898 – 02633 500 999
  • Tuyển dụng: 079 2302 999
  • Email: info.nhadatdalatxyzvn@gmail.com
  • Website: nhadatdalat.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
Bạn cần hỗ trợ?