Trong các khu dân cư, tại các thôn/làng/xã, đều có không gian sinh hoạt chung, được gọi là nhà văn hóa cộng đồng. Những công trình này được xây dựng trên một khu đất chuyên dụng – đất sinh hoạt cộng đồng DSH. Trong bài viết này, hãy cùng Bất động sản Đà Lạt – Nhà đất Đà Lạt XYZ tìm hiểu đất DSH là gì cũng như giải quyết một số vướng mắc của bạn đọc về nhóm đất này.
KHÁI NIỆM ĐẤT SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG DSH LÀ GÌ?
Đất sinh hoạt cộng đồng có ký hiệu viết tắt trên bản đồ địa chính là DHS. Trên diện tích đất này, người dân được phép hội họp, tổ chức và tham gia các hoạt động khác của cộng đồng dân cư, như hội trường, salatel (của đồng bào Khmer); xây dựng trụ sở của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố,…
Nếu trong khu dân cư nơi bạn đang sinh sống có một khoảng sân/bãi đất trống để tổ chức hội làng, các chương trình giao lưu, văn hóa văn nghệ của thôn hoặc nơi phổ biến các quy định, chính sách mới,… Đó là đất sinh hoạt cộng đồng, viết tắt là DSH.
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ ĐẤT SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG DSH
Có thể hiểu, đất sinh hoạt cộng đồng DSH là khu đất của tập thể, cho phép người dân sử dụng song phải tuân thủ đúng quy định cũng như các chỉ đạo chung. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của người dân đã được chúng tôi giải đáp.
1. Đất sinh hoạt cộng đồng DSH có phải đóng thuế đất không?
Về việc đóng thuế đất, có nhiều thắc mắc xoay quanh việc đất sinh hoạt cộng đồng DSH có phải đóng thuế đất không? Theo đó, đất DSH là loại đất phi nông nghiệp, được sử dụng với mục đích công cộng, xây dựng các công trình công cộng. Vì vậy, cá nhân/tập thể quản lý và sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng DSH không phải đóng thuế đất.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng DSH do ai đứng tên?
Thắc mắc tiếp theo chúng tôi nhận được về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sinh hoạt cộng đồng DSH. Theo đó, ai sẽ là người được đứng tên trên giấy chứng nhận?
Trong quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 5, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT đã nêu rõ các vấn đề liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu sở hữu nhà ở tài sản khác gắn liền với đất. Cụ thể như sau: “Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư”.
Như vậy, người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng DSH do người dân thảo luận, đề xuất, được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trên giấy chứng nhận ghi rõ địa chỉ nơi sinh hoạt chung. Người đại diện có thể là trưởng thôn/trưởng xóm/trưởng khu được nhân dân tin tưởng và tín nhiệm.
3. Đất sinh hoạt cộng đồng DSH được sử dụng trong thời gian bao lâu?
Về thời gian sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng DSH sẽ được quy định bởi cơ quan quản lý, trong đó, quan trọng nhất là lãnh đạo địa phương, các cơ quan có thẩm quyền cấp xã/huyện/tỉnh. Thời gian này tùy theo mục đích sử dụng đất cũng như xem xét quá trình sử dụng, tính hiệu quả của các công trình được xây dựng.
Nhìn chung, khoảng thời gian này sẽ được định mức cố định theo năm. Sau một thời gian sử dụng và sở hữu sẽ được bên quản lý, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác định lại.
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT DSH
Nhìn chung, đất sinh hoạt cộng đồng DSH là đất của nhà nước giao cho cộng đồng dân cư. Vì vậy, trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan quản lý là vô cùng quan trọng trong việc sử dụng đất một cách đúng quy định, hợp pháp.
Người đứng đầu phải thực hiện một số vấn đề sau:
- Sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng DSH với mục đích chính đáng, được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
- Sử dụng đúng diện tích đất được giao, không lấn chiếm, không mở rộng diện tích trái với quy định. Nếu có lý do chính đáng và chứng minh được sự cần thiết, việc mở rộng phải có sự chấp thuận của cơ quan chính quyền.
- Giám sát chặt chẽ, sát sao quá trình thi công xây dựng các công trình trên diện tích đất sinh hoạt cộng đồng.
- Chỉ đạo các hoạt động diễn ra trong khuôn viên đất sinh hoạt cộng đồng DSH có hiệu quả, phục vụ cuộc sống của nhân dân.
TÓM LẠI ĐẤT DSH LÀ GÌ?
Đất DSH là đất sinh hoạt cộng đồng, trên diện tích đất này, người dân được phép hội họp, tổ chức và tham gia các hoạt động khác của cộng đồng dân cư, như hội trường, salatel (của đồng bào Khmer); xây dựng trụ sở của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố,…Đất sinh hoạt cộng đồng DSH là đất của nhà nước giao cho cộng đồng dân cư. Vì vậy, trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan quản lý là vô cùng quan trọng trong việc sử dụng đất một cách đúng quy định, hợp pháp.
- Trụ Sở: 15B Thông Thiên Học, Phường 2, TP. Đà Lạt
- Hotline: 02633 919 898 – 02633 500 999
- Tuyển dụng: 079 2302 999
- Email: info.nhadatdalatxyzvn@gmail.com
- Website: nhadatdalat.com.vn